Rượusakevẩy vàng Hakushika 1.8L
Sake trong tiếng Nhật nghĩa là rượu nói chung, bất kể là rượu nặng hay nhẹ, là vang, wishky hay gin. Sake còn là tên loại quả dùng để nấu thứ rượu ngon nổi tiếng này.
Sake có thể uống khi nguội (nhiệt độ phòng), khi để lạnh (10-15 độ) hoặc nóng (40-45 độ) tùy theo mùa và theo loại sake. Thường thì khi mùa đông, người ta hay uống sake nóng.
Thời nay, khisakeđược sản xuất hàng loạt kiểu công nghiệp và người ta có thể mua sake từ các siêu thị, thì sake thường được đựng trong các chai thủy tinh dung tích 0,5 lít hay 1,7 lít. Sake cũng có thể được chứa trong các bình gốm và bình hộp bằng giấy. Ở các đền chùa và nhiều quán rượu truyền thống ở Nhật Bản, sake được chứa trong các thùng to.
Để hâm nóngsake, người ta chuyển sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước sôi.
Chén uốngsakecó nhiều loại. Khi uống sake theo cách tương đối trang trọng và mang tính truyền thống, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi làsakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi làochoko. Trang trọng hơn nữa và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng gỗ gọi làmasu.Masuthường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, sake có thể uống bằng ly thủy tinh.
Theo dược học cổ truyền phương Đông, vàng có vị cay đắng, tính bình, có công dụng trấn tâm, an thần vàgiải độc. Trong dược thư cổ Bản thảo cương mục, nhà bác học Lý Thời Trân (Trung quốc) gọi vàng là “thái nhân”, “hoàng nha” và viết rằng: “vàng ròng được luyện thành các vảy mỏng dùng làm thuốc trị các bệnh thần kinh và hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn”. Sách Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh cũng viết: “Tinh kim – vàng ròng vị cay, tính bình, hơi độc, hoà huyết, trấn tâm, an ngũ tạng, trừ bệnh cốt nhiệt và bệnh phong. Ở Trung Quốc, từ lâu các thầy thuốc đã dùng vàng tự nhiên để trị bệnh kinh phong, điên cuồng, tim đập mạnh và loạn nhịp, lở độc, giải trúng độc các loại đá quý. Dùng uống trong thì làm hoàn, tán; dùng ngoài thì tán bột bôi. Theo kinh nghiệm người xưa, bụi vàng có khả năng rút mủ lên da thịt non, khi đem nung đỏ và tôi vào nước, được một thứ dịch có tác dụng chữa chứng co giật ở trẻ em. Một số thuốc quý của đông y được bọc bằng một lớp vỏ rất mỏng bằng vàng ròng, khi dùng người bệnh có thể nuốt cả vỏ.
Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh những người ăn vàng có thể giúp cơ thể hoạt bát, cường tráng, giữ được nhan sắc và kéo dài tuổi thọ. Các nhà khoa học Nhật Bản đã dùng kỹ thuật hiện đại tinh luyện vàng đến độ tinh khiết cao, tạo ra những tấm vàng mỏng gần như trong suốt để cho vào thức ăn hoặc rượu uống. Người ta ước tính, sau khi đưa vào cơ thể chưa đầy 10 phút vàng đã được hấp thụ và tiêu hoá hết. Ngày nay thực phẩm vàng đã trở thành món ăn phổ biến ở Nhật Bản